Có bao nhiêu loại thị thực Việt Nam

các loại thị thực Việt Nam
1/5 - (1 bình chọn)

Việc phân chia thị thực Việt Nam sẽ giúp hỗ trợ cho người muốn xin thị thực đảm bảo được quyền lợi của mình, đồng thời giúp cho các cơ quan chức năng thuận tiện hơn trong việc quản lý. Thị thực Việt Nam được chia thành những loại cơ bản như sau:

1.Dựa vào giá trị sử dụng của thị thực, thị thực Việt Nam được chia thành 2 loại

( Căn cứ pháp lý: Điều 7 Luật Xuất Nhập Cảnh (Luật Số: 47/2014/QH13))

– Thị thực một lần: Trong thời hạn có hiệu lực của thị thực được phép nhập cảnh 01 lần

– Thị thực nhiều lần: Trong thời hạn có hiệu lực của thị thực không hạn chế số lần nhập cảnh

thi thuc ngan han viet nam

2.Dựa vào mục đích đi lại

( Căn cứ pháp lý: Điều 8 Luật Xuất Nhập Cảnh (Luật Số: 47/2014/QH13))

– Ký hiệu : ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. 

– Ký hiệu : DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

– Ký hiệu : NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

– Ký hiệu : NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

– Ký hiệu : NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

– Ký hiệu : DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.

– Ký hiệu : HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

– Ký hiệu :  PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

– Ký hiệu :  PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

– Ký hiệu : LĐ – Cấp cho người vào lao động.

– Ký hiệu : DL – Cấp cho người vào du lịch.

– Ký hiệu : TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

– Ký hiệu : VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

– Ký hiệu : SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17

-Ký hiệu : NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Thủ tướng Chính phủ.

-Ký hiệu : NG2 -Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, PhóThủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

-Ký hiệu : NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

-Ký hiệu : NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

-Ký hiệu : LV1 – Cấp cho người vào làm việc vớicác ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

-Ký hiệu : LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

the tam tru viet nam

3.Dựa vào thời hạn của thị thực:

( Căn cứ pháp lý: Điều 9 Luật Xuất Nhập Cảnh (Luật Số: 47/2014/QH13))

– Thị thực có thời hạn không quá 30 ngày : SQ

– Thị thực có thời hạn không quá 03 tháng : HN, DL

– Thị thực có thời hạn không quá 06 tháng: VR

– Thị thực có thời hạn không quá 12 tháng: NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT

– Thị thực có thời hạn không quá 02 năm: LĐ

– Thị thực có thời hạn không quá 05 năm: ĐT

Với quy định về thời hạn thị thực như trên vậy nhà đầu tư nước ngoài có xin được thị thực 05 năm hay không? Vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài có xin được thị thực thăm thân với thời hạn 02 năm hay không? Vui lòng liên hệ với Visa Năm Châu để được giải đáp và hỗ trợ.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *