Phân biệt Visa và Hộ chiếu

visa và hộ chiếu
Rate this post

Rất nhiều người lầm tưởng rằng visa và hộ chiếu là cùng một loại giấy tờ, hoặc có giá trị tương đương. Tuy nhiên đây là hai loại giấy tờ riêng biệt, có giá trị và hiệu lực khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cách nhìn nhận chính xác hơn về visa và hộ chiếu.

1.Visa là gì?

visa viet nam

Đây là một giấy chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.

Căn cứ vào giá trị sử dụng, visa được chia thành 2 loại:

– Visa một lần, có giá trị sử dụng một lần trong thời hạn được cấp;

– Visa nhiều lần, có giá trị sử dụng nhiều lần trong thời hạn được cấp.

Căn cứ vào mục đích sử dụng:

Phân loại theo tiêu chí này sẽ có vô vàn loại visa với các ký hiệu khác nhau. Và mỗi quốc gia lại có cách phân định visa riêng, do vậy việc thống kê sẽ là hơi khó khăn. Tuy nhiên việc nhận diện lại rất đơn giản, bởi mỗi lại sẽ có ký hiệu riêng và thể hiện trực tiếp trên visa được dán. Có thể kể tới một số loại visa phổ biến như: visa du lịch, visa du học, visa thăm thân, visa trao đổi khách, visa quá cảnh, visa lao động dài hạn, visa bảo lãnh kết hôn…

Căn cứ vào thời hạn sử dụng:

Visa được chia làm 2 loại, visa ngắn hạn và visa dài hạn. Tùy theo mỗi quốc gia sẽ có cách gọi khác nhau, chẳng hạn, visa Mỹ phân thành hai loại chính thị thực không định cư và thị thực định cư.

-Visa dài hạn: thời gian lưu trú trong một lần cho phép thường từ 6 tháng trở lên. Quy định của các quốc gia sẽ có sự khác biệt nhất định. Có thể sẽ có những nước quy định thời gian dài hơn 6 tháng, do vậy bạn cần hiểu rõ về visa trên tay của mình. Một visa dài hạn cho phép người sở hữu được thực hiện các quyền nhất định từ du lịch nghỉ dưỡng tới hưởng các chính sách tương tự một công dân bản địa.

-Visa ngắn hạn: Ngược lại với dài hạn là các visa cho phép người sở hữu chỉ được lưu trú trong một thời gian ngắn với các mục đích xác định như học tập ngắn hạn, du lịch, công tác, thăm khám chữa bệnh… Sau khi thực hiện xong mục đích chuyến đi của mình, họ phải quay trở lại Việt Nam như đã hứa.

Công dân Việt nam muốn nhập cảnh các nước phải liên hệ với văn phòng đại diện (Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự) của nước đó tại nơi gần nhất để xin visa nhập cảnh vào nước đó. Tuy nhiên yêu cầu trước tiên là bạn phải có hộ chiếu do chính phủ Việt Nam cấp trước khi xin visa này.

 2. Hộ chiếu là gì?

ho chiuey a

Hộ chiếu là một loại giấy tờ quan trọng do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.

Hộ chiếu Việt Nam hiện nay có thể chia làm 03 loại:

Hộ chiếu Phổ thông (Popular Passport): được cấp cho mọi công dân Việt nam, có hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân

Hộ Chiếu Công vụ (Official Passport): Được cấp cho các quan chức chính phủ đi nước ngoài do công vụ của nhà nước.

–  Hộ Chiếu Ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho các quan chức ngoại giao của chính phủ đi nước ngoài công tác.

Để nhập cảnh vào một quốc gia khác, bạn cần hai loại giấy tờ quan trọng gồm hộ chiếu và visa. Một số quốc gia chỉ cần hộ chiếu là được phép nhập cảnh, ví dụ như một số quốc gia ASEAN miễn visa cho người Việt Nam và cho phép lưu trú tới tận 30 ngày. Với những quốc gi a không miễn thị thực, người muốn nhập cảnh buộc phải xin visa. Visa sẽ được dán trong hộ chiếu hoặc cấp dưới dạng thị thực điện tử.

Làm hộ chiếu và visa để du học, thăm người thân, đi công tác… luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Đa số các nước trên thế giới hiện nay đều yêu cầu khắt khe và thủ tục rườm ra và phải “đạt chuẩn” mới được nhập cảnh vào đất nước mà bạn muốn đến.

Riêng với visa du học hoặc định cư tại các nước có nền giáo dục và điều kiện sống hàng đầu thế giới như: Mỹ, Anh, Singapore, Canada, New Zealand… việc xin visa  lại càng khó. Điều này càng đòi hỏi bạn phải nắm rõ các quy trình và luật lệ của mỗi quốc gia, đồng thời các bạn còn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, và phải qua được cuộc phỏng vấn với các viên chức Lãnh sự.

Như vậy, bạn có thể thấy rằng, visa và hộ chiếu tuy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng có sự phân biệt nhất định về cơ quan cấp, về thời gian có hiệu lực và về giá trị sử dụng trên vùng lãnh thổ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại tài liệu vô cùng quan trọng khi đi nước ngoài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *